Chân trời tìm Pháp: Hắc thổ chất phác


Hy Vọng Hồi Gia 19 phút đọc

Đời này, họ chuyển sinh ở một vùng không cách xa nhau, nhân duyên tương hội, họ lại gặp nhau và làm việc cùng nhau. Khi họ nhìn thấy và biết được nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp - Ngài Lý Hồng Chí, sinh ra tại Công Chủ Lĩnh tỉnh Cát Lâm, về sau ngài đến Trường Xuân, và bắt đầu từ năm 1992 Ngài truyền Pháp Luân Đại Pháp tại Trường Xuân, họ lập tức minh bạch ý tứ lời mà sư tổ của người ăn xin nói “Công Chủ trường tồn”

Chân trời tìm Pháp: Hắc thổ chất phác

Tác giả: Thạch Phương Hành

[Zhengjian.org  ngày 16 tháng 4 năm 2019]

Bài viết này kể về câu chuyện tìm kiếm Pháp phát sinh ở bình nguyên Tùng Nộn thuộc tỉnh Hắc Long Giang.

Ở vùng bình nguyên Tùng Nộn, trước những năm 1950 nơi đây có rất ít người. Theo những người già kể, khi đó là tình huống "ngựa chạy chiếm hoang"  , nghĩa là ai muốn lấy một mảnh đất ở đây, cứ việc thả ngựa chạy,  nó chạy đến nơi nào, từ lúc xuất phát đến lúc dừng lại, thì khu đất  thuộc về người này.

Vào thời điểm đó, người ta đốt cỏ ở đây, chặt cây và trồng trọt. Bởi vì đất ở đây màu mỡ, lương thực thu hoạch đạt thành tựu cao. Vì vậy, sau này nó trở thành địa khu có thương phẩm nổi tiếng. Một số điều này không nói chi tiết nữa.

Hãy nói về cuộc hành trình đi tìm kiếm Pháp tại nơi đây xảy ra vào cuối thời nhà Thanh.

Mặc dù Lý Ngọc và Trương Lan (hóa danh) không phải là chị em, nhưng họ lại thân thiết hơn cả chị em ruột. Họ lớn lên cùng nhau và sau đó đến tuổi kết hôn. Cha mẹ của họ đều chọn cho họ một người chồng như ý. Tuy nhiên, Trương Lan khi ấy bị bệnh không khỏi. Bố mẹ cô đã tìm rất nhiều thầy thuốc tới chữa trị nhưng đều không cứu vãn được sinh mệnh của Trương Lan. Và như vậy, cô đã qua đời.

Cái chết của Trương Lan khiến Lý Ngọc thương tâm ủ rũ, và không còn tâm tình để kết hôn. Tam thiên lưỡng đầu[sau khi chết ba ngày], Lý Ngọc đến mộ Trương Lan khóc thống thiết. Có khi cô khóc vì  Trương Lan chết sớm, đôi khi cô khóc vì đã mất đi tri kỷ, và đôi khi cô khóc vì những chủng loại bất bình gặp phải trong đời.

Có một ngày trong lúc cô đang khóc, trên trời giáng xuống một cơn mưa phùn và không lâu sau, một cầu vồng xuất hiện trên bầu trời. Cô vô tình nhìn lên bầu trời và phát hiện dường như có một vị Thần Tiên trong sắc hồng của cầu vồng đang nhìn cô mỉm cười. Cô ấy rất ngạc nhiên, liền chớp chớp mắt, cũng là trong lúc vô ý mà cúi đầu nhìn xuống và vô cùng kinh hãi, Trương Lan không biết bằng cách nào đang  đứng ở đây. Cô sợ đến nỗi bỏ chạy mau về nhà. Tuy nhiên, Trương Lan dường như chạy nhanh hơn cô, đứng ngay trước mặt cô, nắm lấy cánh tay cô và không để cô chạy, thấy vậy cô càng thêm sợ hãi, và trong nháy mắt liền ngất lịm.

Đợi đến khi tỉnh dậy, cô phát hiện có một người phụ nữ trung niên từ bi thiện lương đang bón nước cho cô uống. Người phụ nữ thấy cô tỉnh dậy, liền oán trách Trương Lan đang đứng bên cạnh: nhìn thấy Lý Ngọc sợ  đến mức như thế này, đều là tại con cả đấy! Trương Lan cũng bước đến và mỉm cười và nhận lỗi. Lúc này, Lý Ngọc thực sự tin rằng Trương Lan chưa chết. Sau đó cô hỏi: " Trương Lan bạn chưa chết à? Làm sao bạn lại có thể sống được?" Trương Lan nói: "khi ấy mình đã chết rồi, gia đình đã đưa mình đi chôn cất, nhưng sau đó mình lại hồi phục trở lại, may mắn thay có vị nữ Sư phụ đi ngang qua nơi này và đã cứu mình ra khỏi ngôi mộ này..

Vị nữ Sư phụ nói:

“kỳ thực, Trương Lan không có duyên phận để lấy chồng, con cũng vậy” (với người đàn ông mà cha mẹ họ đã ưng ý). Đời này các con và ta có duyên, vì vậy ta đã dùng đến chủng phương thức này để tìm đến các con. Không biết liệu các con có đồng ý theo ta tu hành chứ?

Lý Ngọc khi nghĩ đến những khổ cực trong đời người xác thực cô rất muốn, có thể gặp được vị nữ Sư phụ để tu hành là một sự việc không dễ dàng, cuối cùng cô nói: “dạ được”. Trương Lan cũng đồng ý.

Thế là hai cô gái bắt đầu theo nữ Sư phụ tu hành. Vì để gia đình Lý Ngọc không còn tìm kiếm cô, nữ Sư phụ đã sử dụng thuật che mắt [chướng nhãn pháp] để tìm thứ gì đó để hóa thành Lý Ngọc nằm trước mộ của Trương Lan. Khiến cho khi gia đình Lý Ngọc tìm thấy cô, họ phát hiện cô đã chết, và sau đó sẽ đem cô đi chôn. Mặc dù gia đình cô rất thương tâm, nhưng họ sẽ không có cách nào để tìm thấy cô ấy nữa.

Sau đó, nữ Sư phụ cải trang cho hai cô khiến họ trở thành người khác để mọi người không thể nhận ra hai cô. Rồi họ cùng nhau đến đại bình nguyên Tùng Nộn

Khi đi qua những con sông khác nhau, nữ Sư phụ sẽ nói với hai cô rằng dòng sông kỳ thực được quản lý bởi các vị Thần sông khác nhau. Trong dòng sông điều gì cũng được an bài tốt cả, đồng thời nó cũng liên quan trực tiếp đến hành vi tốt xấu của những người xung quanh dòng sông đó. Làm việc tốt, có nhiều thứ trong sông hoặc trong nước, nhưng cũng không nhiều , làm việc bất hảo thì mọi thứ đó sẽ ít hơn, thậm chí không có.

Có một ngày khi ba sư đồ bọn họ đi vào lãnh thổ Lan Tây, thình lình từ trời giáng xuống một cơn mưa lớn. Trùng hợp thay họ gặp một hộ gia đình và họ vào đó để trú mưa. Trùng hợp thay đúng lúc này gia đình đang có một đứa trẻ sắp sinh, họ đã qua đó giúp đỡ và đứa trẻ bình an ra đời. Chủ nhân của gia đình này vô cùng cảm ơn ba người họ và muốn giữ họ ở đó vài ngày. Vài ngày sau, đến lúc ba sư đồ họ chuẩn bị rời đi, có một người đến đây để đi xin cơm, chủ nhà bưng cơm ra cho người đó. Người này qua đó nhận cơm, quay đầu ra nhìn thấy ba sư đồ họ, ông cười nói:

Hóa ra các vị ở đây.

Nữ Sư phụ nhìn kỹ càng và cảm giác như thể bà chưa từng gặp ông ấy. Bà nói: "Chúng tôi không quen biết ông phải chứ?"

Người xin cơm còn chưa đợi nữ Sư phụ nói xong, ông ngay ngắn  cầm bát cơm xin được và nói: các vị đi theo tôi thì sẽ rõ.

Người ăn xin đưa ba sư đồ họ đến một nơi vắng người, ông bỏ bát cơm xuống, rồi nói:

Các vị là người tu hành, tôi cũng vậy, chỉ là phương thức tu hành của chúng ta là khác nhau. Nhưng có một sự việc tôi nhất định phải nói với các vị, sư tổ của chúng tôi từng nói qua với chúng tôi rằng phương pháp tu luyện của chúng tôi, dù có tu tốt như thế nào, đều không có cách nào có thể chân chính quay về, vì thế chúng tôi giữa nhân gian mênh mông đang tìm kiếm một phương pháp tu luyện mới. Loại phương pháp tu luyện này không lâu nữa sẽ truyền xuất ra ở nhân gian, và được truyền xuất cách địa phương này không xa.

Nữ Sư phụ nghe vậy vội nói:

Sư tổ của ông có nói về đặc điểm của phương pháp tu luyện mới hoàn toàn này không?

Người ăn xin nói:

Tôi nhớ sư tổ từng nói “Công Chủ trường tồn”, tôi cũng chưa minh bạch ý tứ của nó là gì, dù  sao thì nơi đó cũng cách đây không quá xa.

Trương Lan nói thêm: "Sau đó, tổ tiên của ông có nói tới phương hướng không?"

 Người ăn xin nói:

Dường như nó cách phía nam không xa, và có liên quan đến chữ “hắc” [đen].

"Cách phía nam không xa có liên quan đến chữ" hắc"." Nữ Sư phụ cẩn thận suy nghĩ, và sau đó nói: "Có lẽ đó là một ngọn núi tên là" Đại Hắc Sơn ", ở đó có một nơi gọi là" Trường Xuân ". Cách đó không xa có một nơi gọi là "Công Chủ Lĩnh", có thể đó là ý tứ của " Công Chủ trường tồn " mà sư tổ của ông đã nói. Nhưng nếu tên địa danh là đúng, thì " Công Chủ " (Công Chủ Lĩnh) và " trường tồn " ( Trường Xuân) Mối quan hệ đặc biệt giữa hai tên địa danh này là gì? 

Nghe nữ Sư phụ nói vậy, tất cả mọi người đều nhíu mày, đều cảm thấy mê mang [khó hiểu].

Lý Ngọc nói rằng  mọi người không cần nghĩ nhiều về nó, về phương diện đó sau này mọi người lưu tâm nhiều hơn là được. Trước mắt chúng ta cần phải làm gì?

Nữ Sư phụ suy nghĩ và nói: chúng ta vẫn sẽ đi vân du ở bình nguyên nơi này, gặp phải thế nhân cần sự cứu giúp thì chúng ta sẽ ra tay giúp đỡ, người ta cấp cho một ít đồ ăn, sau đó lại đi tiếp, trong hoàn cảnh đó mà ma luyện ý chí của chúng ta, đừng quản đời này sẽ như thế nào, điều đó không quan trọng, quan trọng là cho dù chúng ta có nếm bao nhiêu khổ cực đều phải chờ đợi đến thời vị giác giả truyền  Pháp mới được.

Mọi người nghe xong cảm giác thấy có một số đạo lý, liền đồng ý theo an bài của nữ Sư phụ. Còn người ăn xin thì nói ông sẽ tự chiểu theo phương thức tu luyện của môn phái của mình, vì thế họ chia tay nhau ở đây. Sau này nếu có duyên ắt sẽ gặp lại.

Trong quá trình đi vân du, nữ Sư phụ đưa hai cô đi và họ trải qua rất nhiều sự tình. Họ gặp gia đình giàu có lớn dùng tâm kế bất chính đối đãi với họ và những gia đình này còn chỉ chú trọng kim tiền và lợi lộc, nhưng ba người họ vẫn không chùn bước chân tu luyện. Có khi họ gặp phải kẻ cướp, bọn họ cũng không sợ hãi, dưới sự bảo hộ của Thần mọi chuyện đều ổn.

Sau đó, họ đi dọc theo sông Tùng Hoa và  chiêm ngưỡng vẻ đẹp tráng lệ của dòng sông. Họ rất xúc động.

Nữ sư phụ nói: chúng ta đời này gặp nhau kỳ thực dường như là trong tương lai chúng ta có thể chân chính được loại phương pháp tu luyện [mới] kia cứu độ. Sau đó bà quay đầu lại và hỏi Trương Lan và Lý Ngọc:

Các con vì theo ta tu luyện mà đời này không có lấy được người chồng tốt mà gia đình các con đã lựa chọn, các con có hối tiếc chứ?

Hai người họ nói: chúng con không hối tiếc. Chúng con vì được theo Sư phụ, mới minh bạch tương lai ở nhân gian sẽ có một chủng loại Đại Pháp có thể chân chính cho phép con người quay trở về và địa phương truyền Pháp đó cũng cách không xa nơi này. Thông qua bao nhiêu năm vân du tu hành, chúng con đã hiểu bất kể điều gì  trên thế gian đều không thể chân chính đưa con người trở về nhà [chân thật] và càng phải trân quý khi đắc được!

Nói xong, ba người họ bay lên không đi về phía trước rồi hạ xuống nước (hòa tan trong nước) sông Tùng Hoa mà đi (thông qua nhiều năm tu hành, đây là một loại [pháp thuật] mà họ triển hiện).

Sau đó, ba sư đồ họ luôn nhớ rằng tương lai tại nơi đây có một Đại Pháp truyền xuất ra ở đây để chân chính đưa sinh mệnh trở về nhà, và họ quyết định chuyển sinh ở nơi này (bình nguyên Tùng Nộn). Lần này ba người họ chuyển sinh thành ba vị nam nhân. Nữ sư phụ chuyển sinh thành bậc thầy thợ rèn, Trương Lan và Lý Ngọc chuyển sinh thành hai người hùn vốn mở quán rèn cùng bậc thầy thợ rèn. Thời đó, nơi đây sớm đã chịu cảnh binh đao loạn lạc, hoàn cảnh của người thợ rèn lúc tốt lúc xấu. Bọn họ đều gặp rất nhiều người giống như người tu hành và hỏi họ có nghe nói đến tại Trường Xuân và Công Chủ Lĩnh có ai biết phương pháp tu hành nào truyền xuất ra ở đây không? Mặc dù họ đã hỏi rất nhiều người, nhưng đều không có ai biết.

Về sau, bậc thầy về thợ rèn phải đóng cửa quán vì đã đắc tội với bọn quân phiệt. Đời sống của họ lâm vào cảnh túng quẫn. Dưới sự giúp đỡ của một người giàu có khác – là người ăn xin tu hành theo môn khác chuyển sinh thành. Bậc thầy thợ rèn và hai người hùn vốn với ông đi đến Trường Xuân và Công Chủ Lĩnh để định cư, họ lại mở cửa hàng rèn để kiếm sống, tại nơi đây trông ngóng, chờ đợi ngày Đại Pháp khai truyền. Nhưng họ đợi cả một đời mà không gặp. Đến lúc sắp lâm chung, bọn họ vẫn giữ vững niềm tin, khẳng định rằng họ nhất định sẽ chờ đến  ngày Đại Pháp khai truyền!!

Đời này, họ chuyển sinh ở một vùng không cách xa nhau, nhân duyên tương hội, họ lại gặp nhau và làm việc cùng nhau. Khi họ nhìn thấy và biết được nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp  - Ngài Lý Hồng Chí, sinh ra tại Công Chủ Lĩnh tỉnh Cát Lâm, về sau ngài đến Trường Xuân, và bắt đầu từ năm 1992 Ngài truyền Pháp Luân Đại Pháp tại Trường Xuân, họ lập tức minh bạch  ý tứ lời mà sư tổ của người ăn xin nói “Công Chủ trường tồn”

Vì nguyện phát ra và duyên từ tiền kiếp, bọn họ hiện đang chân chính tinh tấn trong Pháp, có một số điều xin phép không nói rõ.

Đây chính là:

Vô hữu nhân duyên gặp kỳ nhân

Tương ngộ tương tri truy tầm Thần

Triển chuyển bình nguyên vi tầm Pháp

Nhân tâm tu tĩnh siêu  hồng trần!

dịch:

Không có nhân duyên gặp cao nhân

Gặp nhau cùng biết đi tìm Thần

Xoay quanh bình nguyên vì tìm Pháp

Tu tĩnh nhân tâm siêu [thoát] hồng trần!

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/250765