Lời tựa: Một người chắc chắn sẽ khó tránh phạm sai lầm trong dòng sông dài của cuộc đời mình. Có người khi mắc lỗi xong, họ sẽ thay đổi bản thân một cách chân thành sau một lần vấp váp, có người sẽ khư khư cố chấp, sẽ mãi phạm sai lầm. Người trước sẽ có một tiền đồ và tương lai tốt đẹp, mà người sau sẽ chỉ có được sự báo ứng tương xứng. Vào thời điểm mà sự thật về Pháp Luân Công đã được cả thế giới biết đến, một số người trong hệ thống của ĐCSTQ tà ác có thể phân biệt đúng sai, và họ sẽ ăn năn hối cải; trong khi những người còn lại vẫn một mực bức hại các đệ tử Đại Pháp. Điều chờ đợi họ là sự báo ứng và trừng phạt nghiêm khắc của thiên lý và pháp luật........
Tác giả: Thạch Phương Hành
[Zhengjian.com ngày 26 tháng 12 năm 2018]
Lời tựa: Một người chắc chắn sẽ khó tránh phạm sai lầm trong dòng sông dài của cuộc đời mình. Có người khi mắc lỗi xong, họ sẽ thay đổi bản thân một cách chân thành sau một lần vấp váp, có người sẽ khư khư cố chấp, sẽ mãi phạm sai lầm. Người trước sẽ có một tiền đồ và tương lai tốt đẹp, mà người sau sẽ chỉ có được sự báo ứng tương xứng. Vào thời điểm mà sự thật về Pháp Luân Công đã được cả thế giới biết đến, một số người trong hệ thống của ĐCSTQ tà ác có thể phân biệt đúng sai, và họ sẽ ăn năn hối cải; trong khi những người còn lại vẫn một mực bức hại các đệ tử Đại Pháp. Điều chờ đợi họ là sự báo ứng và trừng phạt nghiêm khắc của thiên lý và pháp luật.
Để đánh thức chút thiện niệm trong lòng của mỗi người, tôi vốn không có ý định viết bài về luân hồi. Tôi một lần nữa cầm cây bút trong tay và viết ra những câu chuyện luân hồi mà tôi biết trong những năm gần đây. Tôi hy vọng rằng chúng ta dù đang tham gia vào loại nghề nghiệp nào, chỉ cần trong lòng chúng ta vẫn còn có thiện niệm, chúng ta sẽ trân trọng cơ duyên lịch sử khó có được này!
Bài viết này viết về kinh nghiệm của một người đã phạm sai lầm nhưng thành tâm thay đổi và cuối cùng đã đạt được thành công.
Vài ngày trước, một số người bạn của chúng tôi đã đến hang đá Long Môn ở Lạc Dương để chiêm ngưỡng. Đây là lần thứ hai tôi đi đến đây. Lần này tôi có cảm giác khác với lần trước. Lần trước tôi đến đây, ngoài việc nhìn thấy những bức tượng trên bề mặt, tôi cũng thấy việc làm tượng Phật trong quá khứ khó khăn như thế nào. Mà điều quan trọng chỉ là đặt vào tín tâm và sự vất vả của những người thợ. Bởi vì có quá nhiều tượng, nên tôi đã không ngắm kỹ vào một số chi tiết. Lúc đó, mấy người bạn của tôi quá bận rộn để chụp ảnh và quay video nên không có thời gian nói chuyện với tôi về tình huống và những trải nghiệm trong luân hồi, vì vậy tôi đã không nói nhiều, và tôi đã không chỉnh lý những cảnh tôi nhìn thấy.
Sau tám năm thăm lại vùng đất cũ, hang động không thay đổi nhiều ngoại trừ việc sửa đổi tạm thời cổng núi.
Khi chúng tôi đến đây, trời đã hoàng hôn, người của văn phòng quản lý nói ở đây đóng cửa lúc 6 giờ chiều như vậy chúng tôi chỉ còn không tới 2 giờ đồng hồ nữa để tham quan. Để không chậm trễ hành trình của ngày hôm sau, chúng tôi đã mua vé vào cổng. Đồng thời, vì ánh sáng hơi tối nên ảnh chụp ở đây không rõ và không thể sử dụng. Bài viết này chỉ tìm được hai bức ảnh trên mạng làm minh họa.
Bởi vì tôi đã từng đến đây một lần, nên tôi có thể được coi là người dẫn đường. Vào thời điểm đó, một số hang động không thể nhìn thấy rõ vì ánh sáng hơi mờ. Khi đi đến một hang động lớn hơn, phía trước hình như viết "Tam Thế Phật", trong đó có ba bức tượng Phật. Họ là vị Phật tương lai, vị Phật hiện tại và vị Phật quá khứ. Hai người bạn của tôi: bé Tiểu Lạp và Đại Thành đều đến chiêm ngưỡng. Lúc đó một cảnh tượng đã hiện ra trong mắt tôi:
Nhiều hang động đã được đào ra vào thời điểm đó, và một số vẫn đang được đào, nhưng chưa phải lúc hưng thịnh nhất (thời nhà Đường). Cũng là nói, nó rất sôi động vào thời điểm đó.
Một gia tộc nổi tiếng ở đó đã thuê Đại Thành (lúc đó là một thợ thủ công nổi tiếng gần xa) để đào hang động này. Khi anh vừa tạc những nét khái quát ra một trong những cái đầu của Đức Phật, một người hầu của gia đình (gọi là Tiểu Lạp) đã mang thức ăn đến cho anh ấy. Thông thường, bữa ăn của gia đình rất ngon, nhưng dù có cho rượu, họ cũng mang cho anh ấy rất ít vì họ sợ Đại Thành uống nhiều sẽ làm lỡ việc. Lần này, Tiểu Lạp bỗng nhiên mang quá nhiều rượu, Đại Thành vốn tửu lượng kém, uống xong anh ngay lập tức đã ngủ thiếp đi trong căn lều tạm được dựng bên cạnh. Tiểu Lạp là một người can đảm và tò mò, cộng với bản tính tuổi trẻ, anh chỉ mới hai mươi tuổi. Nhìn thấy Đại Thành đã phác thảo xong đầu của Đức Phật, Tiểu Lạp hơi ngứa ngáy chân tay, cậu bèn lấy một cây búa và một cái đục ra đục. Bởi vì chưa từng đục tượng Phật, nên sau một vài nhát đục đã làm cho bản phác thảo ban đầu trở nên không còn hình dạng. Ngay khi cậu ấy trông thấy bức tượng tạc không còn hình dạng nữa, cậu đã không ngờ rằng mình lại to gan như thế. Và cậu bắt đầu cẩn thận điêu khắc nó, và phải mất rất nhiều nỗ lực mới hồi phục lại được một chút nguyên bản, nhưng một số phần không thể phục hồi. Khi nhìn thấy thảm họa, cậu ấy đã bỏ bát đĩa ở đó và chạy trốn mất.
Mọi người nên biết rằng việc lựa chọn địa điểm để tạc tượng Phật vào thời điểm đó không phải là việc ngẫu nhiên. Người ta phải chọn một người có khả năng giao tiếp với Thần trước, thậm chí phải làm việc pháp sự trước. Rồi cần cầu xin Đức Phật giúp đỡ. Sau đó làm những việc khai quật tượng Phật, đó không chỉ là phương thức để mọi người lễ Phật, kính Phật và trú trọng tín ngưỡng; nó còn có thể gọi là một loại phương thức tu hành. Mọi người thông qua việc tạc tượng Phật, mà cải biến, đề cao cảnh giới thân tâm của mình, đồng thời nhận được sự bảo hộ của các vị Thần Phật. Cuối cùng khi trăm tuổi sẽ được trở về một nơi tốt đẹp hơn. Về đại thể, thì mục đích khai quật một hang động ở đây về cơ bản là như thế. Tất nhiên, có người sẽ đưa vào đó đôi chút mong cầu của một số người, họ hy vọng rằng Phật sẽ phù hộ cho mùa màng bội thu và gia đình bình an v.v.... Mà những nhân tố tu hành này càng thể hiện rõ hơn ở tại hang động Đôn Hoàng tỉnh Cam Túc. Nếu tôi có cơ hội đến Đôn Hoàng trong cuộc đời này, tôi sẽ mang một số nội hàm và nội dung văn hóa ở đó để
trình bày cho mọi người.
Đại Thành tỉnh dậy và thấy bức tượng Phật đã không còn nguyên vẹn như trước. Anh không nén được tức giận liền muốn tìm Tiểu Lạp hỏi cho ra nhẽ, nhưng anh tìm nửa ngày vẫn không thấy bóng dáng của Tiểu Lạp. Mãi hồi lâu, Đại Thành nghĩ rằng sẽ không thể tìm thấy Tiểu Lạp. Tượng Phật phải được làm tiếp. Vì vậy, anh tỉ mỉ cả buổi để làm tượng, anh không hổ danh là người thợ nổi tiếng. Anh đã chỉnh sửa bức tượng ban đầu và đục đẽo nó theo hình dạng mới, xem ra bức tượng tạc lại đẹp hơn trước và càng cho thấy rõ sự trang nghiêm và thần thánh của tượng Phật. Anh đã rất khó khăn trong quá trình đục đẽo, nhưng dù thế nào, Đại Thành vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Sau đó, Đại Thành lại nhận hợp đồng để làm tiếp các hang động đã được quyên góp tiền bởi các chủ khác ở đây.
Chuyện Đại thành tạm thời không nói đến, chỉ nói về Tiểu Lạp. Sau khi chạy trốn khỏi rắc rối, cậu lưu lạc đến Trường An và bắt đầu mở cửa hàng nhỏ để kiếm sống. Sau đó, cậu thấy rằng ngành nghề đục đẽo tượng Phật rất có lãi. Cậu khoác lác nói rằng mình đã từng đục tượng Phật ở hang động Long Môn, cậu là bạn của nghệ nhân Đại Thành nổi tiếng, và đã cùng học nghề làm tượng với anh ấy. Dẫu cậu lớn giọng thế nào, nói lớn thế nào. Đơn giản chỉ là cậu ta đang thổi phồng tay nghề của mình lên tận mây xanh.
Một vị quan tình cờ nghe được những lời này, vị quan này vừa hay muốn tạc đôi tượng sư tử đá. Nghe cậu ta nói tay nghề của mình tốt như thế, kết quả liền giao cho cậu tạc đôi sư tử đá. Ngay khi nghe vị quan nói vậy, cậu ấy đã hoảng sợ chân run cầm cập. Cậu ta biết rằng nếu mình làm không tốt thì hậu quả sẽ như thế nào. Thế là cậu ấy lại phải cuốn gói khỏi Trường An vào đêm đó và chạy đến một nơi rất xa.
Sau nhiều năm im hơi lặng tiếng ở nơi này, cậu ta cũng đã quen được một vài người bạn tốt. Một lần do cậu ta uống quá nhiều rượu, và một lần nữa cậu lại khoe khoang về những vấn đề cũ của mình, cậu bắt đầu tự hào về kỹ năng đục đẽo tượng của mình tốt như thế nào. Do đó, một người bạn của cậu ta đã tin tưởng đó là sự thật và anh ấy đã về nhà nói với người trong gia đình. Và rồi thật trùng hợp, nhà anh này lại có họ hàng xa với vị quan của triều đình. Vị quan này lại có việc sắp đi ngang qua đây. Ông cũng sắp cần thợ điêu khắc một cổng chào. Đây là một việc chạm khắc tinh tế, tay nghề không cao không làm được.
Ngày hôm sau, khi bạn của cậu ấy muốn yêu cầu cậu ấy làm công việc này, cậu ta đã rất hối hận về những phát ngôn khi say rượu của mình. Nhưng bạn bè của cậu cũng không buông tha cho cậu. Cậu bất đắc dĩ phải nhận việc, nhưng cậu nói rằng cậu ấy sẽ phải ra ngoài vài ngày. Đồng thời, cậu nói với bạn bè về những chuyện trước đây của bản thân. Bạn bè cảm thấy rằng cậu ấy là một người dũng cảm dám thừa nhận sai lầm của mình và cảm thấy rằng cậu ấy sẽ không chạy trốn nữa, vì vậy họ đã tin cậu ấy lần này.
Cậu ấy trở về Lạc Dương từ một nơi rất xa, và tìm thấy Đại Thành, rồi cậu nhận hết những sai lầm của mình với Đại Thành và cuối cùng cậu nói rằng cậu sẽ thực sự làm theo nghề thủ công của Đại Thành, và nhờ Đại Thành giúp cậu hoàn thành việc chạm khắc cổng vòm. Đại Thành đã rất tức giận khi nhìn thấy Tiểu Lạp, nhưng sau khi biết rằng cậu đã ăn năn hối cải, vả lại cậu ấy đang muốn học kỹ năng nghề này do đó liền đồng ý.
Thế là họ trở lại đó cùng nhau. Với sự giúp đỡ của Đại Thành, cổng vòm đã sớm được chạm khắc và giành được sự khen ngợi của mệnh quan triều đình. Sau đó, họ cùng nhau nhận rất nhiều công việc điêu khắc.
Sau hơn mười mấy năm, kỹ năng chạm khắc của Tiểu Lạp đã rất khá. Một ngày nọ, cậu nói với Đại Thành rằng cậu rất tiếc vì chưa từng được tạc tượng Phật. Cậu rất hy vọng mình sẽ điêu khắc được một bức tượng Phật lớn . Đại Thành liền nói, trong những năm gần đây, chúng ta cũng đã tiết kiệm được một số ngân lượng, chúng ta quay lại Long Môn, lần này anh chạm khắc là chính, tôi chỉ chỉ đạo bên cạnh thôi. Nghe thấy thế Tiểu Lạp liền đồng ý.
Họ quay trở lại Long Môn một lần nữa, lần này họ khai quật trên Tây Sơn (Nơi đây hiện tại có khu lâm viên mà nhà thơ Bạch Cư Dị đời Đường sống và có biệt thự nơi Tưởng Giới Thạch đã từng sống). Trong quá trình khai quật, Đức Phật xuất hiện để cho họ nhìn thấy chi tiết của y phục của Ngài. Do đó, bức tượng Phật mà họ tạc thực sự kỳ diệu và giống như thật. Không chỉ vậy, khi nó được hoàn thành xong xuôi, hào quang bảy sắc của đức Phật hiển hiện khắp xung quanh bức tượng, khiến người xem không thể không kinh ngạc! ...
Họ đã cùng nhau nâng cao đạo đức và tâm tính của mình thông qua một số điều họ đã trải qua trong cuộc sống này. Vào cuối đời, cảnh giới sinh mệnh của họ đã được đề cao rất nhiều, họ đã ở một tầng thứ cao hơn trong tam giới. Họ tận hưởng phước lành trong 300 năm, và 300 năm sau họ lại luân hồi...