Tác giả: Cung Vệ Quốc
[Zhengjian.org, ngày 18 tháng 7 năm 2005]
Hồ Tổ là hồ tổ tiên của dân tộc Trung Hoa, Hữu Sào là nơi tổ tiên của dân tộc Trung Hoa từng sinh sống, hồ nước nằm ở giữa gò đồi trung bộ của Giang Hoài thuộc tỉnh An Huy, phía bờ bắc hồ là sông Trường Giang, có mặt hồ rộng lớn, phía tông tây kéo dài khoảng 78 km, phái bắc nam rộng khoảng 44 km, diện tích hồ tổng cộng là 820. 000 m2 với khả năng trữ nước là 3,6 tỷ mét khối, đây là hồ nước ngọt lớn thứ năm của Trung Quốc. Hai phần ba diện tích mặt nước hồ thuộc thẩm quyền quản lý của huyện Sào và một phần ba còn lại thuộc thẩm quyền của Phì Đông, Phì Tây và Lư Giang. Hình dáng của mặt hồ vừa giống như một viên kim cương hai sừng, vừa giống như tổ chim, đây là nguyên do hồ được gọi là hồ Tổ.
Truyền thuyết thần thoại mỹ lệ
Truyền thuyết kể rằng vào thời xa xưa, hồ Sào ngày nay vốn thuộc về vùng đất Sào Châu thời cổ đại. Sào Châu cổ đại nằm gần sông và có cảng. Có rất nhiều ngư dân và chợ cá rất thịnh vượng, đây là mảnh đất lành. Ngày nay ở Hợp Phì, nó trở thành một vùng ngập nước mênh mông.
Đột nhiên, một ngày bỗng nước sông tăng vọt, và cá bơi di chuyển theo thủy triều. Một ngư dân đã đi ra sông để đánh bắt cá, và ngẫu nhiên anh bắt được một con cá khổng lồ, anh mừng rỡ vô cùng, thế là thừa dịp con cá vẫn còn sống anh bèn mang nó ngay vào chợ để bán. Một người sành cá đã mua con cá này về. Trong lúc bày món ăn, duy nhất chỉ có lão phu nhân không ăn. Lúc đó có một ông lão đi ngang qua thấy vậy, ông liền lại gần lão phu nhân nói thì thầm với bà : “con cá này là con trai tôi, duy nhất có mình bà không ăn thịt nó, tôi nhất định sẽ hậu đãi bà. Sắp tới, có thể bà sẽ nhìn thấy con rùa đá ở cửa thành phía đông sẽ đỏ mắt, bà cần tránh đi ngay lập tức, kinh thành sẽ bị lún xuống”. Nói dứt lời, ông lão liền biến mất.
Lão phu nhân nghe vậy, liền tin tưởng không chút nghi ngờ, ngày ngày bà đều ngóng trông về cửa thành phía đông để nhìn con rù đá, xem xem nó đã đỏ mắt hay chưa. Bà cứ đi đi lại lại với vẻ kỳ bí như thế, và một đứa trẻ đã nhìn thấy, bé cảm thấy khó hiểu và hỏi bà lí do tại sao lại đi lại như vậy. Lão phu nhân thấy đây là một đứa trẻ, bà không để ý thêm, liền đem sự thực nói với bé. Đứa bé sau khi nghe xong, liền cười to, tỏ vẻ trêu trọc câu nói của lão phu nhân. Ngày hôm sau, đứa bé lấy máu heo bôi lên hai mắt con rùa đá, nơi mà bà lão thường trông ngóng. Lão phu nhân sau khi nhìn thấy mắt rùa đã thẫm máu đỏ tươi, bà liền quay trở lại thôn trang, kêu gọi người nhà nhanh chạy khỏi cổng thành. Lúc đó bà thấy một người mặc y phục sắc xanh, vàng, tím nói với bà: “tôi chính là con của rồng, hãy đi theo phía sau tôi”, sau đó người đó dẫn bà đi. Nhưng thời điểm đã đến, vùng Tổ Châu lập tức sụt xuống biến thành cái hồ. Lão phu nhân chưa kịp dời đi, bà đứng trong hồ làm Mỗ Sơn ( lão Mỗ phu nhân), người con trai của rồng làm thành Cô Sơn. Trong lúc hoảng loạn, lão phu nhân đánh rơi 1 chiếc giày trên hồ, và núi này được gọi là Hài Sơn. Do đó, hồ Sào có 3 ngọn núi gồm: Mỗ, Cô, Hài. Sau khi Sào Châu bị sụt xuống, vùng trũng Hợp Phì không còn tồn tại, mà đã trở thành đất liền. Do đó người dân cổ đại thường hay nói “ Hồ Châu trũng xuống, Trường Lư Châu”.
Phát hiện khảo cổ đáng kinh ngạc
Vào cuối năm 2001, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một số lượng lớn các mảnh gốm dưới đáy hồ, chủ yếu là gốm đất nung và gốm xám, cũng như đất nung đỏ, gốm nâu, gốm đen xám và một số đồ gốm cứng có nhiệt độ nung cao hơn một chút. Các vật phẩm chủ yếu thu được là vòng chân, chúng thường tương đối lớn. Cho dù đó là dạng vành hoặc đế, vòng cung của chúng đều rất lớn. Chủng loại gốm thu được gồm có: vò gốm, chậu, vạc, bình, hũ, nồi đồng và các nhu yếu phẩm hàng ngày khác. Một số ít đồ gốm có in hoa văn, chủ yếu là cách văn, tịch văn, hoa văn dây thừng và hoa văn gợn sóng. Một số đồ gốm màu xám bùn tương đối tinh tế, thân thịt của nó rất mỏng và bề mặt được dán thiếp.
Theo như lời giới thiệu của các ngư dân địa phương, phạm vi của vùng khảo cổ kéo dài 4 đến 5 km, và có một lớp đất dày nơi phát hiện đồ cổ. Họ còn có thể nói ra vị trí của 4 cổng thành lớn dưới đáy hồ. Trong những năm bình thường, hơn một chục miệng giếng phía dưới lòng sông có thể được nhìn thấy vào mùa đông, và một trong số những cái giếng đó còn có thể nhìn thấy rễ của một cây cổ thụ hai người ôm không hết. Nhiều người đã tìm thấy đồng tiền, tiền cổ, con dấu và đồ gốm hoàn chỉnh ở đây. Trong nhà của dân làng, các nhà khảo cổ cũng thấy dân làng đào được những chiếc nồi đồng và các loại ấm còn nguyên vẹn. Sau hơn một tháng nghiên cứu gian khổ, các nhà khảo cổ học đã xác nhận rằng những vật phẩm này là sản phẩm của thời kỳ hoàng kim, về cơ bản họ kết luận rằng những vật phẩm chìm dưới đáy hồ này là di chỉ thuộc thời kỳ Tần Hán, nhưng nó lại trùng khớp với vùng đất là “Sào Châu bị trũng xuống, Trường Lư Châu” bắt nguồn từ truyền thuyết trong lịch sử.
Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/33151
Đăng ngày:04-02-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.