Tác giả: Nhất Đấu
[Chanhkien.org ngày 22 tháng 2 năm 2005]
Đổng Sinh là người Từ Châu, anh thích đấu kiếm, thường hào hiệp, tự kiêu. Anh tình cờ gặp một vị khách cưỡi một con lừa thọt đồng hành trên đường. Anh cùng anh ấy nói chuyện, Đổng Sinh nói chuyện hào sảng, vị khách hỏi tên tuổi của anh, anh nói: “ người Liêu Dương, họ Đổng”. Người khác hỏi anh: “đi đâu đó?” anh nói: “ tôi ra nước ngoài 20 năm rồi, vừa mới từ nước ngoài trở về”. Đổng Sinh hỏi: “ bạn ngao du tứ hải, từng xem qua rất nhiều người, đã có gặp được dị nhân chưa?” Đông Mỗ hỏi: “ dị nhân là gì vậy?” Thế là Đổng Sinh nói về sở thích tâm đắc cả đời của mình, anh hận là bản thân chưa được dị nhân truyền thụ. Đông Mỗ nói : “dị nhân đó ở đâu mà chẳng có? Chỉ là ông ấy nhất định phải gặp được người trung hiếu, mới bằng lòng truyền thụ cái thuật kia mà thôi.”
Đổng Sinh kiên quyết tự hứa với mình, và anh rút kiếm ra và chặt cây bên đường để thể hiện sự sắc bén của thanh kiếm của mình. Đông Mỗ vuốt râu mỉm cười và hỏi mượn thanh kiếm của Đổng Sinh để đánh giá, Đổng Sinh đưa kiếm cho Đông Mỗ. Đông Mỗ nhận lấy thanh kiếm thi triển một lượt, nói: “ đây là kiếm thượng đẳng đúc tạo bằng sắt đó, chỉ là bị mồ hôi làm cho bốc hơi, cuối cùng thành kiếm hạ phẩm. Tôi mặc dù chưa từng nghe nói về kiếm thuật, nhưng mà tôi có một thanh kiếm có thể dùng”. Thế là vị khách rút từ trong tay nải quần áo ra một thanh đoản đao dài hơn một thước, để tước gọt thanh kiếm của Đổng Sinh, kiếm của Đổng sinh giòn như bầu dưa, thuận tay đứt nghiêng. Đổng Sinh rất kinh ngạc, anh cũng đón nhận thanh kiếm của Đông Mỗ, phe phẩy ba lần sau đưa trả lại, Đổng Sinh mời Đông Mỗ vào trong nhà mình, anh kiên quyết giữ Đông Mỗ ở lại qua đêm. Đổng Sinh hướng đến Đông Mỗ để thỉnh giáo kiếm pháp, Đông Mỗ nói bản thân không biết, thế là Đổng Sinh theo đó nói hùng hồn, Đông Mỗ chỉ biết cung kính lắng nghe.
Đêm đã khuya, bỗng nhiên nghe thấy Cách Viện to tiếng. Cách Viện chính là cha của Đổng Sinh, Đổng Sinh kinh hãi. Anh ghé tai vào vách tường lắng nghe, nghe thấy có người tức giận lên tiếng nói: "Gọi con trai của ông ra đây chịu hình phạt, thì sẽ đem ông thả ra!" Trong chốc lát anh nghe thấy hình phạt tra tấn nghiêm khắc, tiếng rên rỉ thống khổ không dứt, đây thật sự là tiếng của cha anh. Đổng sinh nhấc cây thương muốn lao ra, Đông Mỗ ngăn cản anh và nói: "Lần này đi chỉ sợ không thể còn sống, có lẽ nghĩ kế toàn vẹn đã." Đổng Sinh hoảng sợ xin Đông Mỗ chỉ bảo, Đông Mỗ nói: “ đạo tặc chỉ đúng tên anh, nhất định không phải thiện ý, anh chưa có cốt nhục ( đứa con) khác, có lẽ anh nên cùng thê tử dặn dò chuyện hậu sự, tôi sẽ đứng canh gác ở cửa ra vào”. Đổng Sinh đồng ý, anh bước vào cáo biệt cùng với thê tử ( vợ). Vợ anh nắm lấy tay áo của anh khóc thút thít nỉ non, Đổng Sinh tráng niệm biến đi, thế là anh cùng vợ lên trên lầu, tìm cung, kiếm, mũi tên, đề phòng đạo tặc tấn công. Giữa lúc đang hốt hoảng, anh nghe thấy Đông Mỗ ở mái hiên trên lầu cười nói: “ tốt rồi, kẻ trộm đi rồi”.
Đợi đến lúc châm ngọn nến lên, Đông Mỗ chẳng biết đã đi đâu, Đổng Sinh do dự bước ra, thấy cha anh đi dự tiệc rượu nhà hàng xóm xong, ông cầm theo đèn lồng vừa mới trở về. Thế là anh hiểu ngay Đông Mỗ là dị nhân.
Đổng Sinh muốn học kiếm thuật, anh luôn nghĩ rằng mình không gặp được dị nhân, đợi đến khi gặp được dị nhân, nhưng vì anh không phải “người trung hiếu”, đã phí công vô ích bỏ qua cơ hội. Không thể không nhớ tới câu nói của Khổng Tử "Bất hoạn nhân chi bất dĩ tri, hoạn bất tri nhân dã." Người tu đạo nói : không phải đồ đệ tìm sư phụ, là sư phụ tìm đồ đệ ... không phải là nói rất đúng sao?
(nguồn từ: “ Liêu Trai Chí Dị”)
Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/31247
Đăng ngày:04-02-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.