Tác giả: Vũ Quang
[Chanhkien.org ngày 2 tháng 7 năm 2005]
Nói đến cũng thật trùng hợp, tôi vừa viết xong " đạo lý vung tiền của Lưu Bá Ôn " vào cuối tuần trước. Hai ngày sau, trên chuyến xe trở về từ Chicago, tôi đã gặp con cháu dòng dõi của Lưu Bá Ôn là cô Lưu . Tôi rất ngạc nhiên và rất vui, vì vậy chúng tôi bắt đầu nói chuyện đề cập đến một số câu chuyện ít được biết đến về Lưu Bá Ôn.
Lưu Bá Ôn là một người gốc Nam Kinh, huyện Thanh Điền, tỉnh Chiết Giang. Từ nhỏ ông học chăm chỉ và có trí tuệ vượt trội, ông để lại rất nhiều câu chuyện nổi tiếng ở địa phương. Khi Lưu Bá Ôn làm quân sư giúp Chu Nguyên Chương bình định thiên hạ, mỗi lần trước trận chiến, Chu Nguyên Chương đều hỏi Lưu Bá Ôn rằng trận chiến này có nên đánh hay không. Nếu Lưu Bá Ôn nói rằng có thể chiến, thì trận chiến cuối cùng thắng lợi, còn nếu Lưu Bá Ôn nói không thể đánh, thì Chu Nguyên Chương không dám đánh . Đôi khi, Chu Nguyên Chương cảm thấy hoàn toàn cầm chắc chiến thắng, ông liền kiên quyết đi đánh trận, kết quả là bị đầu rơi máu chảy, vì vậy, Chu Nguyên Chương cuối cùng đã vô cùng kính trọng Lưu Bá Ôn.
Sau khi nhà Minh được thành lập, Chu Nguyên Chương đã để Lưu Bá Ôn là quốc sư, và mọi việc đều hỏi ý kiến của ông. Việc Lưu Bá Ôn được trọng dụng đã đã khiến những kẻ tiểu nhân trong triều đình ghen tị và chúng bắt đầu ly gián mối quan hệ giữa Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn. Khi Lưu Bá Ôn thấy trước rằng Chu Nguyên Chương sẽ tàn nhẫn vô tình để làm hại ông, ông đã lặng lẽ rời kinh thành, và đi vòng theo một con đường núi nhỏ ròng rã trong vài tháng. Ngày ngủ đêm đi lấy trời làm màn đất làm chăn chiếu. Khi ông về đến quê nhà ở Nam Điền, mọi người đều không thể nhận ra ông.
Từ đó về sau, Lưu Bá Ôn không còn làm quan chức nữa mãi cho đến khi ông qua đời. Ông tự xem xét và chỉ cho mình nơi chôn cất, và căn dặn người đời sau tạo ngôi mộ cho ông không được có đỉnh nhọn mà cần làm nó trơn nhẵn như hình cái bánh bao. Sau khi Lưu Bá Ôn qua đời, người nhà đã làm theo lời mà ông từng căn dặn, người đời sau còn đắp bức tượng của ông ở trong từ đường tông tộc ở thôn Nam Điền, để con cháu quanh năm đến lễ bái. Họ cử người chuyên trông coi, quản lý từ đường, hàng năm tổ chức một buổi lễ lớn, do các con cháu của ông thay phiên nhau đứng lên tổ chức, và mời hết thảy già trẻ lớn bé mấy trăm người trong dòng tộc đến mổ heo làm thịt dê, cử hành nghi lễ vô cùng long trọng.
Có một câu chuyện vô cùng thần bí có liên quan. Trong những năm đầu của Trung Hoa Dân Quốc, cha mẹ của cô Lưu đã chủ trì cúng lễ. Họ bắt đầu chuẩn bị tất cả các vấn đề liên quan đến buổi lễ trước ba tháng. Có một ngày họ quyết định đi đến một cái chợ gần đó để mua 1 cái đầu heo béo tốt dùng làm vật phẩm tế lễ, ngay trong đêm đó, hai vợ chồng cha mẹ cô đều có cùng 1 giấc mộng. Họ mơ thấy Thái Sử Công (Lưu Bá Ôn) bảo họ đừng mua cái đầu heo đó. Cái đầu heo kia không thích hợp, ông bảo họ đi đến ngôi làng khác, có một quả phụ nuôi mấy con heo, hãy bảo bà ấy bán cho họ một con heo nhỏ nhất.
Sau khi thức dậy, họ cảm thấy rất kỳ lạ, nhưng họ quyết định làm theo điểm hóa của Thái Sử Công và quyết định mua nó vào ngày hôm sau. Cùng lúc đó, người góa phụ ở thôn kia có một giấc mơ đêm đó. Cô mơ thấy một lão công công nói với cô rằng một cặp vợ chồng sẽ đến nhà cô để mua lợn vào ngày hôm sau. Hãy bán cho họ con lợn nhỏ nhất. Người phụ nữ cũng rất ngạc nhiên. Quả nhiên vào giữa trưa, một cặp vợ chồng đến hỏi thăm và muốn mua con lợn của cô.
Cha mẹ cô Lưu chọn mua một con lợn nhỏ nhất và người phụ nữ nói với họ giấc mơ đêm hôm trước. Khi họ nói với những người phụ nữ rằng họ có một giấc mơ tương tự, ba người thực sự cảm thấy xúc động sâu sắc.
Khi mẹ cô Lưu lúc đầu nhìn thấy heo con kia, bà đã rất lo lắng vì chỉ còn ba tháng nữa là đến buổi tế lễ. Heo con này có thể lớn lên đủ để cho hàng trăm người ăn không? Nhưng lo lắng vẫn hoàn lo lắng, họ đã mua con lợn con trở về nhà. Nào biết rằng sau khi mua heo con về nhà, nó lớn lên trông thấy từng ngày. Mẹ cô rất vui và bà đã nói với những người thân và bạn bè trong làng về điều tuyệt vời này. Mọi người đổ xô đi xem con lợn, một truyền mười, mười truyền trăm. Người dân hàng xóm cũng biết về nó. Con lợn này đã tăng lên vài trăm cân, không chỉ thỏa mãn khẩu vị của người dân trong làng, mà còn hoàn toàn nhận được sự tò mò an ủi của hàng xóm trong thôn. Mỗi người đều nếm thử món thịt lợn thần bí này. Mọi người càng thêm kính sợ hơn đối với Thái Sử Công và họ càng thêm kiên định hơn rằng có thần linh tồn tại.
Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/32950
Đăng ngày:04-02-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.